TP Hạ Long triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023

 

 Các mô hình phát triển kinh tế được nhân rộng để cải thiện thu nhập, cuộc sống của người dân các xã nông thôn

Theo đó ngoài các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho từng xã cụ thể, Thành phố phấn đấu đến hết năm 2023, có thêm tối thiểu 15 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo đến năm 2025 thành phố có 60 thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết số 70-NQ/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố. Cùng với đó duy trì, nâng cấp các sản phẩm OCOP hiện có và phát triển thêm 05 sản phẩm mới tham gia Chu trình OCOP, trong đó có ít nhất từ 03 sản phẩm đạt sao; phát triển mới ít nhất 02 tổ chức kinh tế/năm tham gia chương trình (ưu tiên các hợp tác xã); Phát triển mới 01 Trung tâm/điểm bán hàng OCOP bảo đảm 95- 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử. Triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đạt 100% kế hoạch và đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng nâng cao: Duy trì và nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 68 triệu đồng/người (tăng thêm 4 triệu đồng so với năm 2022); duy trì không có hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98,5%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống 3 dưới 7%; 100% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 70% được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn....

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng để thay đổi diện mạo khu vực nông thôn của Thành phố

Thành phố cũng xây dựng 10 nhóm nội dung, giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023. Trong đó yêu cầu các phòng, ban, cơ quan, đơn vị và các xã trên địa bàn Thành phố xác định rõ việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới phải thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo nguyên tắc tập trung cho cơ sở; công tác tuyên truyền, vận động phải bám sát vào mục tiêu kế hoạch, huy động các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, mọi tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và Nhân dân trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 79